Thứ Hai, 6 tháng 7, 2015

Cách bảo quản Ấm Tử Sa

Ấm Tử Sa

Ấm Tử Sa là một trà cụ quan trọng và cần thiết với người yêu trà . Ngoài việc có công năng hoàn hảo trong việc pha trà ấm tử sa còn là một tác phẩm nghệ thuật do những nghệ nhân làm ấm tạo ra . Vì thế nhiều người yêu trà còn mê cả việc sưu tầm ấm,coi việc thưởng lãm ấm tử sa là một thú vui . Ấm tử sa hay ấm tử sa Bát Tràng rất đa dạng về kiểu dáng,màu sắc,phẩm cấp,nghệ nhân chế tác ….
Chính vì quý nên những người thưởng trà càng chăm chút và bảo quản ấm Tử Sa của mình
am tu sa


Chăm sóc Ấm Tử Sa

Mỗi khi pha trà xong ta nên đổ hết bã trà trong ấm đi, dùng nước sôi tráng sạch trong và ngoài ấm rồi dùng khăn sạch lau sạch sẽ, để ấm ở nơi khô thoáng . Do ấm Tử Sa hấp thụ mùi rất tốt nên khi vô tình để quên bã trà mốc trong đó sẽ khiến ấm bị ám mùi, hỏng ấm
Cũng bởi lý do này mà tuyệt đối không sử dụng hóa chất, nước rửa chén để rửa ấm,chỉ rửa ấm bằng tay dưới dòng nước sạch là đủ, sau đó dùng khăn khô lau lại .
Nếu bạn có thời gian thì nên lau ấm thật kỹ bằng khăn không xơ hoặc dùng tay chà xát trên thâm ấm ( mùa đông lạnh cắt da mà cầm chiếc ấm vừa pha trà xong ấm sực lên xoa thú lắm ấy ) khi đó chiếc ấm sẽ lên nước bóng rất nhanh theo thời gian . Nhìn một chiếc ấm bóng lên từng ngày dưới công chăm sóc của mình thì bạn sẽ càng ngày càng yêu quý chiếc ấm ấy .
am Tu Sa Bat Trang

Có lẽ bởi việc phải chăm chút cầu kỳ mà Ấm Tử Sa của làng gốm sứ Bát Tràng ngày càng trở thành mà quà sang trọng, đầy ý nghĩa dành tặng người thân, các bậc danh trà.



Thứ Tư, 1 tháng 7, 2015

Ấm tử sa

Nguồn gốc ấm Tử Sa.

Ấm Tử Sa có nguồn gốc từ Giang Tô Trung Quốc, vùng đất nổi tiếng với loại đất sét đỏ đặc biệt dùng để chế tạo ấm trà. Gốm Tử Sa không chỉ được dùng để chế tạo ấm trà mà còn dùng để chế tạo các sản phẩm nghệ thuật tinh xảo. Người ta tin rằng sử dụng ấm Tử Sa sẽ giúp trà có màu sắc  tươi hơn, mùi vị trà gữ được lâu hơn. Nghệ nhân Vương Mạnh Tuấn ở làng gốm sứ Bát Tràng (Hà Nội) là nghệ nhân duy nhất ở Việt Nam chế tạo thành công loại ấm này.
ấm tử sa Bát Tràng 1


Đặc trưng ấm Tử Sa

Ấm Tử Sa quý hiếm, được người đời trân trọng là bởi ấm Tử Sa khi soi lên thấy ánh cát lấp lánh, gõ kêu như chuông. Người mê trà đạo, thích phong cách cổ kính rất quý loại ấm độc đáo này. Đặc biệt, màu men của gốm do tự đất sinh ra, nung ở nhiệt độ cao, cứng như đá, càng dùng càng bóng, màu sắc nâu bóng như đồng.

Gốm Tử Sa

Gốm Tử Sa là loại gốm tự nhiên có chất đất nhỏ mịn, hàm lượng chất sắt cao, tính kết dính tốt, dễ tạo hình, nhất là khi dùng chế tác vật dụng nhỏ, tinh xảo như ấm trà, và số ít là chậu vẽ tay nghệ thuật cao cấp. Do đặc điểm đó nên khi được làm ấm pha trà thì không làm mất hương vị của trà. Cũng bởi vậy ấm luôn có lỗ nhỏ li ti dùng lâu ngày có thể hấp thu mùi vị của trà, dùng thật lâu, sau này chỉ chế nước sôi vào ấm là có nước trà thơm ngon. Đặc biệt loại ấm này để trà lâu ngày trong bình không bị thiu, mốc hay biến chất. Ấm Tử Sa dùng càng lâu, càng lên nước men bóng láng, trơn tru và đẹp tự nhiên và một điều quan trọng nữa là loại gốm này không co ngót, cong vênh dù nung ở nhiệt độ cao (1200 độ C), nên mẫu mã, chất lượng và hình thức của sản phẩm gốm Tử Sa luôn đảm bảo như ban đầu khi còn là phôi...
ấm tử sa Bát Tràng đỏ

Thời gian trước khi Nghệ nhân Vương Mạnh Tuấn chế tạo thành công ấm Tử Sa Bát Tràng không biết bao nhiêu các các bậc cao nhân về trà lặn lội qua tận Giang Tô mong muốn mua được 1 bộ ấm Tử Sa tốt. Nghệ nhân Vương Mạnh Tuấn đã tự hào khẳng định, m Tử Sa Bát Tràng của anh được sản xuất bằng nguyên liệu trong nước, chất lượng không thua kém gì gốm Tử Sa - Giang Tô, Trung Quốc.. Đây được coi là tin vui cho những danh trà trong nước.

Thứ Ba, 30 tháng 6, 2015

Đôi bàn tay tinh hoa đưa hồn vào đất

Nghệ nhân Vương Mạnh Tuấn

Nghệ nhân Vương Mạnh Tuấn sinh năm 1940 tại Bát Tràng (Gia Lâm, Hà Nội). Anh là người pha chế thành công loại đất làm ấm Tử Sa không thua kém chất đất ở Nghi Hưng (Giang Tô – Trung Quốc), quê hương của chiếc ấm Tử Sa huyền thoại.
Sinh ra tại Bát Tràng, mảnh đất xưa nay nổi tiếng với các sản phẩm gốm sứ thời niên thiếu của anh cũng như bao bạn bè đồng trang lứa gắn với những thứ đồ chơi bằng đất do mình tự nặn ra.
nghe nhan vuong manh tuan ben Am Tu Sa

Quá trình tìm hiểu về đất làm ấm Tử Sa

Năm 1978, anh bắt đầu vào làm công nhân cho phân xưởng mỹ nghệ của Xí nghiệp Gốm sứ Bát Tràng.Năm 1988, Anh Tuấn bắt đầu mở lò gốm tại nhà.Việc anh Tuấn mở lò gốm lúc bây giờ chịu không ít lời dèm pha bởi lẽ anh chưa qua một trường lớp đào tạo chính quy nào về gốm sứ.Tuy nhiên với anh Tuấn điều quan trọng của người làm gốm là phải có tư duy hình khối nghệ thuật và sự đam mê hiểu biết về chất liệu.
Thay vì chú trọng khâu sản xuất như mọi người trong làng ,anh Tuấn dành nhiều thời gian đi tìm chất liệu mới, nguồn đất mới.Anh Tuấn lang thang khắp nơi ở đâu có gốm sứ là anh đến, từ Phù Lãng (Bắc Ninh), Quế Quyển (Hà Nam), Chu Đậu (Hải Dương) đến tận Nghi Hưng (Trung Quốc) suốt một quãng thời gian dài. Lần nào trở về, Tuấn cũng mang theo một ít đất để tìm hiểu, nghiên cứu.
Từ một nghệ nhân chuyên sâu về lĩnh vực phục chế gốm cổ như: bình gốm men rạn truyền thống, đắp hoa văn nổi, đắp phù điêu theo các tích cổ… giờ đây Vương Mạnh Tuấn đã trở thành chuyên gia hàng đầu về chế tác nguyên liệu đất để sản xuất ấm Tử Sa Bát Tràng
am tu sa vuong manh tuan

Là nghệ nhân trẻ tuổi nhất trong làng, nghệ nhân Vương Mạnh Tuấn nói về mình rất khiêm tốn, thế nhưng ai cũng hiểu tên tuổi anh đã gắn liền với chất men làm ra chiếc ấm Tử Sa. Anh bảo rằng: “Tôi vẫn không ngừng tìm tòi, sáng tạo những chất liệu mới, tác phẩm mới, để thỏa lòng mình và để gốm sứ BátTràng sống mãi với thời gian”.

Chủ Nhật, 28 tháng 6, 2015

Lịch sử gốm sứ Bát Tràng

Làng gốm sứ Bát Tràng

Bát Tràng là tên gọi chung của các sản phẩm gốm sứ được sản xuất tại làng Bát Tràng, huyện Gia Lâm, thuộc thủ đô Hà Nội.
Các bậc cao niên trong làng kể lại, chữ Bát bên trái là bộ "Kim-" ví với sự giàu có, "-bản" bên phải có nghĩa là cội nguồn, nguồn gốc. Dùng chữ Bát như vậy để khuyên răn con cháu "có nghề có nghiệp thì cũng không được quên gốc".
Theo các tài liệu lịch sử trong đó có Đại Việt sử ký toàn thư, Làng gốm sứ Bát Tràng ra đời vào khoảng thế kỷ 14-15.
gốm sứ Bát Tràng

Truyền thuyết về làng gốm sứ Bát Tràng

Tuy nhiên theo lời các cụ già thì làng nghề này có thể còn xuất hiện sớm hơn.
Hiện nay lưu truyền hai truyền thuyết kể về nguồn gốc của ngôi làng như sau:
Một cho rằng, dưới thời Lý có 3 nhà Thái học sĩ là: Hứa Vĩnh Kiều (Tức Cảo), Đào Trí Tiến và Lưu Phương Tú (Tức Lưu Vĩnh Phong) trờ về từ chuyến công sứ Trung Quốc đã học được kỹ thuật làm gốm từ Thiệu Châu (Quảng Đông) )(nay là Triều Châu, Quảng Đông) về Việt Nam. Hứa Vĩnh Kiều truyền cho Bát Tràng nước men rạn trắng. Đào Trí Tiến truyền cho Thổ Hà (huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang) nước men sắc màu vàng đỏ. Lưu Phương Tú truyền cho Phù Lãng (huyện Quế Võ, tỉnh Bắc Ninh) nước men màu đỏ màu vàng thẫm. Câu chuyện trên cũng được lưu truyền ở Thổ Hà và Phù Lãng với ít nhiều sai biệt về tình tiết. Nếu đúng vậy, nghề gốm Bát Tràng đã có từ thời nhà Lý, ngang với thời Bắc Tống nghĩa là trước năm 1127.
 Trong một câu chuyện khác, làng nghề này có lịch sử từ thế kỷ 10 khi Lý Công Uẩn dời đô ra Thăng Long. Song song với sự hình thành và phát triển của kinh thành Thăng Long, rất nhiều thương nhân cũng như thợ thủ công di cư ra đây lập nghiệp và giao thương. Ở Bát Trang có rất nhiều đất sét trắng nên một số thợ gốm cùng với dòng họ Nguyễn Ninh Tràng di cư và lập lò gốm tại đây. Dần dần từ một làng gốm phổ thông Bát Tràng dẫn phát triển và trở thành một lò gốm nổi tiếng tinh xảo, chất lượng cao với nhiều sản phẩm đặc trưng như ấm tử sa.

ấm tử sa
Nhiều người cho rằng dòng họ Nguyễn Ninh Tràng tức là họ Nguyễn ở Vĩnh Ninh vốn có lò gốm nổi tiếng ở Thanh Hóa.
Theo ký ức và tục lệ dân gian thì Nguyễn Ninh Tràng là họ Nguyễn ở trường Vĩnh Ninh, một lò gốm ở Thanh Hoá, nhưng chưa có tư liệu xác nhận. Gia phả một số dòng họ ở Bát Tràng như họ Lê, Vương, Phạm, Nguyễn... ghi nhận rằng tổ tiên xưa từ Bồ Bát di cư ra đây (Bồ Bát là Bồ Xuyên và Bạch Bát).
Trong gia phả của nhiều dòng họ ở Bat Tràng như họ Trần, Vương, Phạm, Nguyễn có ghi chép lại thì tổ tiên của họ di cư từ Bồ Bát (tức Bồ Xuyên và Bạch Bát ) ra đây.

Lời kết

Đến nay vẫn không có bằng chứng cụ thể nào khẳng định chính xác thời gian xuất hiện của làng gốm. Người ta có thể dự đoán rằng làng gốm Bát Tràng được thành lập vào khoảng cuối thời kỳ Văn hóa Hòa Bình, đầu thời kỳ văn hóa Bắc Sơn. 
Hiện nay, cùng với nhịp thở của cuộc sống làng gốm Bát Tràng ngày một phát triển và mang thương hiệu Gốm sứ quà tặng Bát Tràng vươn xa ra thế giới
Gốm sứ quà tặng Bát Tràng